Quản trị nhân sự
hay là Quản lý nguồn nhân lực là công tác quản lý các lực lượng lao động của một tổ chức, công ty, xã hội, nguồn nhân lực. Chịu trách nhiệm
thu hút, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, và tưởng thưởng người lao động, đồng thời giám sát lãnh đạo và văn hóa của
tổ chức, và bảo đảm phù hợp với luật lao động và việc làm.
Nói tóm lại: quản trị nhân sự hay quản lý nguồn nhân lực là khai thác và sử dựng nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả.
Quan điểm trên dựa trên 4 nội
dung sau:
Tiếp cận về con người: Quản lý nguồn nhân lực
là quản lý con người trong một tổ chức, do đó phải biết chú ý tới các lợi ích của
họ trong quá trình họ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Hơn nữa muốn quản lý tốt họ các nhà quản
lý phải rất hiểu biết về con người, phải biết tôn trọng
họ cũng như biết động viên các khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo... còn tiềm ẩn trong mỗi
người nhân viên. Nhờ đó mà các xã hội và các doanh
nghiệp mới có thể thành công và phát triển nhanh chóng được.
Tiếp cận về quản lý: Quản lý là tổng hợp các
hoạt động có ý thức nhằm thực hiện các mục đích và mục tiêu của tổ chức thông
qua các nỗ lực của cá nhân. Quản lý gồm các hoạt động: lập kế hoạch, tổ chức,
chỉ huy, điều phối và kiểm tra. Quản lý nguồn nhân lực là trách nhiệm của mọi
người quản lý trong tổ chức. Phòng quản lý nguồn nhân lực
phải cố vấn, phục vụ cho mọi cán bộ quản lý trong đơn vị để họ có thể quản lý
ngày càng tốt hơn những người lao động trong bộ phận của mình.
Tiếp cận về hệ thống: Doanh nghiệp là một hệ
thống phức tạp và mở ra môi trường bên ngoài, mà trong
đó mỗi bộ phận và cá nhân là các phân hệ và các phần tử có quan hệ chắt chẽ và mật
thiết với nhau để thực hiện những mục đích, mục tiêu chung của nó. Chỉ một phần
tử nào đó không bình
thường thì cả doanh nghiệp đó sẽ bị ảnh hưởng.
Do đó, ngoài việc biết phân công lao động một
cách cân đối, hợp lý cho từng cá nhân và từng bộ phận, các nhà quản lý còn phải
biết tổ chức và tạo lập điều kiện lao động tốt nhất cho họ tiến hành sản xuất
kinh doanh, cũng như phải biết quan tâm một cách hợp lý và hài hoà nhất đến
các lợi ích của họ trong quá trình tồn tại cũng như phát triển doanh nghiệp.
Tiếp cận về mặt
chủ động tích cực: ngoài việc tạo lập và duy trì một cách tích cực các cố gắng của từng
cá nhân và bộ phận trong một tổ chức, quản lý nguồn nhân lực còn phải biết
nhìnnthấy trước được các thách thức cũng như các vấn đề có ảnh hưởng
đến con người và kết quả lao động của họ, để từ đó có sự chuẩn bị trước, đề phòng trước nhằm làm tăng sự đóng góp một cách chủ động và tích cực hơn nữa của tất
cả mọi người trước khi các thách thức đó xuất hiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét