Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Thu Nhận Và Sàng Lọc Hồ Sơ

Sau khi quyết định nguồn tuyển dụng, phải thành lập một hệ thống sử lý kịp thời, hiệu quả những hồ sơ dự tuyển của ứng viên.

Người làm công tác xử lý hồ sơ phải:

  1. Thành thạo bản mô ta công việc của vị trí cần tuyển.
  2. Có năng lực tổ chức và kỹ năng để xử lý một lượng lớn hồ sơ dự tuyển.
  3. Có đầy đủ thời gian và tính kiên nhẫn để hoàn tất khối lượng hồ sơ.
  4. Có khả năng cung cấp cho ứng viên về bối cảnh của doanh nghiệp.
Nhận hồ sơ và sàng lọc hồ sơ phải căn cứ theo tiêu chuẩn tuyển dung , để quyết định ứng viên đạt hay không đạt.
  1. Sử dụng phương pháp loại suy, nghĩa là loại những hồ sơ không đạt trước rồi mới đến hồ sơ đạt
  2. Lượng hồ sơ đạt sau cùng càng ít thì chất lượng ưng viên càng cao, nhưng cũng có hạn chế có thể bỏ qua ứng viên giỏi nhưng trình bày hồ sơ không tốt.
Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cần có những nội dung cơ bản sau:

  1. Một bản sơ yếu lí lịch có xác nhận của địa phương.
  2. Đơn xin việc.
  3. một resume hoặc CV ( Sơ yếu lí lịch chi tiết về kỹ năng kinh nghiệm của bản thân).
  4. Các bằng câp chững chỉ liên quan.
  5. Bảng điểm tổng hợp kết quả học tập toàn khóa.
  6. Giấy khai sinh
  7. Giấy khám sức khỏe.
  8. CMT và sổ hộ khẩu photo công chứng

Đánh giá hồ sơ ứng viên:

  1. Cần đánh dấu những điểm thích và những điểm nghi ngờ để hỏi lại khi phỏng vấn.
  2. Cần xem xét thật kỹ quá trình công tác của ứng viên : từng khoảng thời gian và chi tiết công việc.
  3. Ứng viên thay đổi chỗ làm việc liên tục trong thời gian ngắn, có nhiều khả năng ứng viên không trung thành với tổ chức.
  4. Bản lý lịch viết cẩu thả, sai chính tả nhiều, trình bày nội dung lộn xộn. Cho thấy ứng viên là người thiếu quan tâm đến chi tiết , thiếu tính cẩn thận có thể gây ảnh hưởng tới công việc.
Sau khi đã sàng lọc hồ sơ một cách cẩn thận, ta tiến hành xử lý hồ sơ:

  1. Gửi trả hồ sơ cho ưng viên không đạt.
  2. Lập danh sách và Thời gian phỏng vấn đối với ứng viên đạt yêu cầu.
  3. Liên hệ mời ứng viên tham gia phỏng vấn

Không có nhận xét nào: